Những tiêu cực và hạn chế Đài_Truyền_hình_Kỹ_thuật_số_VTC

Về vấn đề bản quyền

Trước khi dịch vụ truyền hình số vệ tinh K+ của Đài Truyền hình Việt Nam ra đời, VTC là đơn vị tiên phong trong việc độc quyền các sự kiện về văn hóa - thể thao. Kể từ cuối năm 2006, VTC đã mua được các bản quyền quan trọng gồm World Cup các câu lạc bộ thế giới, AFF Cup 2007, F1, Mister World, Hoa hậu Hoàn vũ, Copa America 2007 và đặc biệt là AFC Asian Cup 2007 khi Việt Nam là một trong 4 nước chủ nhà. Ngoài ra, VTC còn là đơn vị độc quyền ba mùa Giải bóng đá Ngoại hạng Anh từ 2007 đến 2010. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, VTC đã vướng phải tranh chấp bản quyền với VTV trong việc độc quyền phát sóng cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006.[11] Năm 2011, cùng với VTV, VTC bị lôi vào vòng xoáy tranh chấp bản quyền V-League 1, mùa bóng 2011 - 2012 với Truyền hình An Viên.

Về vấn đề tài chính

Sau khi tách khỏi công ty mẹ - Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính, đỉnh điểm là từ năm 2018. Theo đó, tính đến năm 2019, Đài nợ Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội 15 tỷ đồng,[12] cùng với đó là việc chậm trả 3 tháng tiền lương của người lao động, cùng nhiều chi phí phải trả khác.[13] Việc này đã khiến cho nhiều cán bộ công nhân viên buộc phải rời đài đi tìm công việc khác. Tình trạng khó khăn về tài chính của Đài VTC có nguyên nhân quan trọng từ việc chính Đài VTC cũng bị nợ kinh phí từ việc cung ứng dịch vụ truyền hình công ích.[12] Ngày 12/07/2019, ban lãnh đạo Tổng Công ty VTC đã đề xuất Bộ Thông tin & Truyền thông sớm kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả bàn giao tài sản Đài VTC từ Bộ TT&TT và Tổng công ty VTC sang Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV); cùng với đó là việc chỉ đạo VOV cùng Đài VTC tiếp nhận và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tài sản đã nhận và thực hiện trả nợ cho Tổng Công ty VTC[13]. Trong các kế hoạch được đặt ra qua các năm 2019 và 2020 của Đài Tiếng nói Việt Nam đều đề cập đến những phương hướng giải quyết cho những vấn đề tồn đọng của VTC hiện nay[14][15]

Các vấn đề khác

  • Mặc dù là đài truyền hình sở hữu lượng kênh truyền hình quảng bá lớn nhất Việt Nam, song chất lượng về nội dung các kênh truyền hình của VTC trong thời gian gần đây có xu hướng đi xuống rõ rệt. Điều này được minh chứng ở các kênh truyền hình của Đài. Ngoại trừ các kênh như VTC1, VTC2, VTC3, VTC7, VTC9, VTC10, VTC14, VTC16, hầu hết các kênh truyền hình của Đài hiện nay không có chương trình mới, thay vào đó chỉ phát đi phát lại các chương trình đã phát sóng. Do vậy không ít lần VTC là mục tiêu chỉ trích trên các diễn đàn mạng xã hội về vấn đề này[16]. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội dung trên các kênh truyền hình của VTC cũng đặt ra nhiều nghi vấn của không ít người về chất lượng nội dung của các kênh truyền hình trên[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Truyền_hình_Kỹ_thuật_số_VTC http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://hplus.com.vn/xem-kenh-vtc4-2057.html http://kidstv.com.vn/truyen-hinh-cho-thieu-nhi-thu... http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-tuong-ban... http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/Tr... http://vn.tvnet.gov.vn/kenh-truyen-hinh/1007/vtc1 http://vn.tvnet.gov.vn/kenh-truyen-hinh/1018/vtc16 http://vtc.gov.vn http://portal.vtc.gov.vn/kenh/vtc10 http://portal.vtc.gov.vn/kenh/vtc13